Thẩm định dự án sản xuất xi măng tại Thanh Hóa nhằm hỗ trợ vay vốn chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp địa phương

Nhận lời mời của doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa, ngày 28/09, Viện nghiên cứu phối hợp cùng các đơn vị thẩm định tổ chức đoàn thẩm định khảo sát các dự án vay vốn chính sách tại hai địa phương. Ths Nguyễn Thị Hằng – Phó Viện trưởng làm Trưởng đoàn.

111

Lãnh đạo nhà máy giải thích về quy trình sản xuất và quy mô nhà máy

Z3780317049190 05fb137482a5ba89ac479541ec4552ac

Phát biểu tại buổi thẩm định, Ths Nguyễn Thị Hằng – Phó Viện trưởng nhấn mạnh về việc xây dựng hồ sơ vay đúng với tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp dựa trên nguồn thu và quy trình vận hành của nhà máy. Đối với những tham số không cố định, cần xây dựng quy trình đánh giá biến động hoặc loại bỏ khỏi dự án nhằm làm sáng tỏ bức tranh về lợi nhuận của dự án vay vốn.

Z3780317112707 741212190dd70c5a1f1b83b43bec6e78

Z3780317072777 7c917319ace58f046a08950e9614918d

Đại diện Ngân hàng BIDV đề xuất đối với các khoản vay lưu động, Doanh nghiệp sản xuất có thể cân nhắc vay thương mại thay vì vay tại Quỹ vì thủ tục nhanh gọn và lãi suất tương đương nhau. Như vậy, sẽ kịp thời đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh, tránh trường hợp trong thời gian chờ phê duyệt vốn vay ngân sách, nhà máy bị đình trệ sản xuất hoặc bị nợ xấu.

Z3780317144769 921fa1abab643ee817b72c69f49b3945

Z3780317095654 13e7c66faf5174660de801da06042d11

Đại diện nhà máy đặt câu hỏi và trả lời các nội dung liên quan tới hồ sơ vay đang xây dựng. Nhà máy cũng cảm ơn sự quan tâm của Viện trong công tác hỗ trợ chính sách cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhấn mạnh rằng sự hỗ trợ này là rất cần thiết trong giai đoạn kinh tế đang phục hồi sau Covid 19. Chắc chắn đề án hỗ trợ chính sách của Viện sẽ được các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước hưởng ứng đồng hành.

 

RISME