Đoàn công tác của Viện nghiên cứu làm việc tại nhà máy sản xuất sản phẩm mây tre xuất khẩu của tỉnh Sóc Trăng

Triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hợp tác xã xây dựng hồ sơ vay vốn chính sách ưu đãi của Chính phủ, Viện nghiên cứu Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tổ chức đoàn công tác về thăm quan và làm việc tại xưởng sản xuất các sản phẩm từ mây tre xuất khẩu của tỉnh Sóc Trăng vào ngày 14/04.

Thuộc vùng hạ lưu sông Mekong, nằm trong vành đai kinh tế ven biển với hơn 72 km, có các cửa sông chính ra biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh, tỉnh Sóc Trăng có vị trí địa kinh tế quan trọng trong vùng duyên hải phía Đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi và có tiềm năng, lợi thế lớn để thu hút đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, nhất là các ngành nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, tiểu thủ công nghiệp, logistic, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo và du lịch…

222

Ảnh: Đại diện nhà máy sản xuất giới thiệu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực

Phát huy truyền thống của địa phương và nhằm bảo tồn nét văn hóa của người dân tộc Khmer, tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển ngành nghề đan đát tre trúc, giúp nhiều gia đình thoát nghèo, vươn lên ổn định về cuộc sống. Chỉ bằng những nguyên liệu là tre, trúc, nứa, với đôi bàn tay khéo léo, tinh tế,  người dân xã Phú Tân đã tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày, như: rổ, rá, thúng, xà ngom (dụng cụ chủ yếu dùng để bắt cá rô), xà neng (dụng cụ thực hiện được nhiều chức năng như xúc lúa, bắt cá, hái rau)… và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, như: chiếc ghe ngo nhỏ, khay đựng trầu…

Z5333200345336 79614ce70671afdc1a1651f43a7d2ebe

Ảnh: Hoạt động sản xuất của nhà máy đan đát mây tre xuất khẩu

Trung bình mỗi ngày, một người có thể đan được 1 – 6 sản phẩm tùy thuộc vào kích thước, chủng loại, đem về nguồn thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày (hơn 4 USD/ngày). Với phụ nữ hay những người lớn tuổi, đây là công việc phù hợp vì không tốn nhiều sức lao động, lại chủ động về thời gian. Người lao động tại nhà máy cho biết : “Nghề đan đát của chúng tôi là nghề truyền thống của ông cha để lại. Nhà tôi có nghề này 3 đời rồi, từ ông ngoại đến cha tôi rồi đến tôi. Hồi nhỏ, 10 tuổi tôi đã biết làm rồi. Chúng tôi rất tự hào bởi vì làng của chúng tôi là một trong những làng nghề nổi tiếng ở tỉnh Sóc Trăng. Tuy không kiếm được nhiều tiền, nhưng vì yêu nghề nên tranh thủ lúc rảnh rỗi, tôi làm nghề, đỡ buồn mà lại có thêm thu nhập, phụ thêm đủ sống. Tôi mong muốn truyền lại nghề này cho con cháu tôi.”

Z5333200315488 4cadcfa61247b08dadf0e99361e9f530

Ảnh: Khu trưng bày sản phẩm của nhà máy

Mục đích vay vốn chính sách của xưởng sản xuất là nhằm xây dựng vùng trồng nguyên liệu tre lấy lá sản xuất ống hút tre, sản xuất các sản phẩm chén bát từ bẹ tre, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ thân tre phục vụ cho xuất khẩu và kết hợp phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Thông qua buổi làm việc, cơ quan đã có những góp ý cho việc xây dựng hồ sơ vay vốn chính sách của nhà máy, trong thời gian tới, cơ quan sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhà máy trong công tác hỗ trợ chính sách cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hợp tác xã căn cứ vào chủ trương trong công văn 326/VP-VNCDN.

Biên soạn: Risme