Ảnh: Giám đốc chi nhánh SHB- Sơn La dẫn đầu đoàn thẩm định tại doanh nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là một trong những lĩnh vưc nằm trong đối tượng được cho vay được quan tâm đặc biệt của Quỹ. Để phù hợp với nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thực tế, tại Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP mức cho vay tối đa không có tài sản bảo đảm của một số khách hàng cá nhân, hộ gia đình đã được điều chỉnh nâng lên; đồng thời, đối với tổ chức, cá nhân có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp được xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70-80% giá trị phương án sản xuất kinh doanh.

Ảnh: Kiểm tra kho nguyên liệu của doanh nghiệp
Ảnh: Chủ doanh nghiệp thuyết trình về dự án sản xuất nấm với đoàn thẩm định
Vì vậy, cần có sự phối hợp tích cực hơn của các Bộ ngành, địa phương để tạo điều kiện cho ngành ngân hàng tiếp tục đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xem xét, quyết định cho vay
Ảnh: Sản xuất và thu hoạch nấm linh chi của doanh nghiệp
Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch tả lợn Châu Phi…, song tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn đạt mức tăng trưởng khá, đến cuối tháng 9/2020 đạt trên 2,16 triệu tỷ đồng với trên 14 triệu lượt khách hàng còn dư nợ, tăng 5,84% so với cuối năm 2019 và tăng gấp 2,5 lần so với đầu năm 2016, chiếm gần 25% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế
Ảnh: Kiểm tra vùng trồng nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp
Buổi thẩm định thành công tốt đẹp, bước đầu, đoàn thẩm định đánh giá doanh nghiệp là đơn vị sản xuất thực tế, đang có nguồn thu, các vấn đề về tài sản đảm bảo, vốn chủ sở hữu đều đúng với quy định của Quỹ. Doanh nghiệp cần chuẩn bị để thực hiện bước tiếp nhận giải ngân theo tiến độ.
X.T