Thẩm định dự án chăn nuôi công nghiệp để vay vốn chính sách tại Hải Dương (17/10)

Nhận lời mời của ông Lê Văn Tuấn – GĐ nhà máy chăn nuôi công nghiệp Hưng Anh tại tỉnh Hải Dương, ngày 17/10, Viện nghiên cứu tổ chức đoàn công tác thẩm định dự án vay vốn chính sách tại địa phương. Bà Nguyễn Thị Hằng – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ làm trưởng đoàn thẩm định.

Chăn nuôi lợn là một trong những ngành quan trọng, góp phần cung cấp lượng lớn thực phẩm cho nước ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như chịu tác động từ các yếu tố dịch bệnh, áp lực chi phí sản xuất đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho ngành.

Z3798779534656 88d895ca7f205aa266c38a5803d2796a

Ảnh: GĐ nhà máy giới thiệu về quy mô chăn nuôi sản xuất

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong thời gian qua, tăng trưởng đàn lợn của nước ta có sự biến động mạnh về tổng đàn và sản lượng. Trong đó, tổng đàn lợn đạt cao nhất vào năm 2016 (29,1 triệu con), sau đó do có khủng hoảng thừa, tổng đàn lợn giảm xuống vào năm 2017 (27,4 triệu con), tăng trở lại vào năm 2018 (28,1 triệu con), sau đó giảm sâu kỷ lục vào năm 2019 do dịch tả lợn Châu Phi (19,6 triệu con). Tổng đàn lợn được hồi phục nhẹ năm 2020 (22 triệu con) và tăng trưởng trở lại vào năm 2021 (28 triệu con).

Z3798780690964 Cb285ae38f32e33df05490e71cdf3687

Ảnh: Hình ảnh nhà máy sản xuất chăn nuôi công nghiệp Hưng Anh

Là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cung cấp sản lượng thịt hơi hàng năm của cả nước, tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, ngành chăn nuôi lợn nước ta hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó là đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp cả trong nước và trên thế giới gây nhiều tác động tiêu cực đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, cung ứng nông sản. Ngành chăn nuôi cũng không là ngoại lệ khi cũng phải gánh chịu nhiều thiệt hại do chi phí sản xuất, vận chuyển tăng cao, lợi nhuận người chăn nuôi giảm mạnh. Bên cạnh đó, dịch tả lợn Châu Phi vẫn bùng phát tại nhiều địa phương gây sụt giảm mạnh tổng đàn dẫn đến thiếu hụt thực phẩm buộc nước ta phải nhập khẩu thịt lợn, thậm chí cả lợn sống về giết mổ làm thực phẩm

Z3798780750042 D49f5bf45e45232122a8a5521396f4c2

Ảnh: Họp tổng hợp kết quả buổi thẩm định

Lĩnh vực sản xuất chăn nuôi là lĩnh vực được ưu tiên trong các chương trình chính sách của nhà nước. Nhưng ngành nghề này có tính rủi ro do phụ thuộc vào nhiều yếu tố thị trường, dịch bệnh, thời tiết. Vì thế, để xây dựng hồ sơ vay vốn, doanh nghiệp cần nâng cao nghiệp vụ về kế toán, quản trị sản xuất, xây dựng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO nhằm làm rõ bức tranh kinh tế của nhà máy. Viện sẽ tiếp tục phối hợp cùng nhà máy để xây dựng hoàn thiện hồ sơ vay vốn chính sách trong thời gian nhanh nhất.

RISME