Bà Nguyễn Thị Hằng – Phó Viện trưởng dẫn đoàn thẩm định dự án nhà máy sản xuất dược liệu tại Mộc Châu – Sơn La để vay vốn chính sách của Quỹ (29/10)

Nhận lời mời của HTX trồng và chế biến cây dược liệu tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, ngày 29/10, Viện phối hợp cùng các đơn vị thẩm định và Sở Ban Ngành của địa phương, tổ chức đoàn thẩm định dự án nhà máy sản xuất dược liệu tại tỉnh nhà. Bà Nguyễn Thị Hằng – Phó Viện Trưởng làm trường đoàn thẩm định.

Sơn La là tỉnh miền núi biên giới, có diện tích tự nhiên là 14.125 km2; dân số trên 1,24 triệu người với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Sơn La có khí hậu nhiệt đới, mang đặc điểm khí hậu chung của vùng Tây Bắc, rất có lợi thế để phát triển các loại nông, lâm sản, thủy sản và đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao

Z3837948022579 D08e09c2ab296471a20bdcff8170c379

Ảnh: Đoàn thăm vùng trồng dược liệu của Hợp tác xã

Phát triển kinh tế – xã hội những tháng đầu năm 2022 của Sơn La tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, GRDP quý I tăng 5,02%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,83%, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 8,9%, xuất khẩu tăng 3,2%, giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm bằng 29% kế hoạch vốn giao. Đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Z3837948296918 99b7f2578291b96958a40294293ed238

Ảnh: Chủ nhiệm HTX thuyết minh về dự án sản xuất cây dược liệu

Với diện tích quỹ đất canh tác rộng lớn, tiềm năng về trồng và phát triển các loại cây nông – lâm nghiệp là vô cùng lợi thế. Tuy nhiên, với hình thái phát triển kinh tế tập trung, sản xuất quy mô công nghiệp lớn thì văn hóa bản địa về canh tác nhỏ lẻ sẽ dần trở thành lạc hậu và không phù hợp. Việc phát triển theo mô hình kinh tế tập trung, xây dựng vùng trồng lớn, tập hợp các nông hộ để đưa máy móc công nghiệp vào trồng chăm sóc thu hoạch đã trở thành xu hướng của hiện tại.

Z3837948037213 6127489d1c55be8be8b653c01ebc647e

Ảnh: Chủ nhiệm HTX thuyết minh về dự án vay vốn

Tuy nhiên, các đơn vị các tỉnh miền núi thường ít có điều kiện tiếp xúc với các nguồn vốn vay chính sách do nhiều yếu tố khách quan, một trong số đó là việc thiếu thông tin chính thống về các nguồn Quỹ hỗ trợ. Hơn nữa, với đặc thù là người sản xuất nông lâm nghiệp, nhiều đơn vị thiếu kinh nghiệm trong công tác xây dựng hồ sơ vay vốn và đánh giá tài sản dự án.

Z3837948291737 C07887a2f42dea02a4885b6c62adac4a

Ảnh: Vùng trồng cây dược liệu

Viện sẽ tiếp tục đồng hành trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ở các địa phương vùng sâu, vùng xa trong công tác tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đây cũng là mục tiêu dài hạn của cơ quan trong chuyên môn nghiên cứu về chính sách cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

RISME